Bước 1: Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của bạn
Hãy đặt các câu hỏi như:
- Website của bạn bán gì?
- Những ai sẽ là khách hàng mục tiêu của bạn?
- Sản phẩm/Dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề gì của khách hàng?
Suy nghĩ và viết ra các câu trả lời, ghi lại những cụm từ chính.
Bước 2: Nắm được khách hàng của bạn cần gì?
- Bạn hãy tự tìm kiếm xem khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
- Họ sẽ mua gì, sử dụng dịch vụ gì của bạn?
- Những thắc mắc, phàn nàn của họ là gì?
- Họ thích gì và sợ gì?
- Dự đoán khi tìm kiếm giúp đỡ hay sản phẩm, dịch vụ của bạn họ sẽ tìm từ khóa gì?
Đương nhiên nói sẽ dễ hơn là làm. Vấn đề chính là ở bạn. Bạn gần như
biết tất cả về dịch vụ, sản phẩm và thị trường của bạn. Những tiếng
lóng, ngôn ngữ trong nghề được bạn sử dụng hàng ngày, nên khi bạn dùng
để tìm kiếm, bạn chỉ sử dụng rất ít từ khóa và hầu như là những từ khóa
rất rất chính xác, tập trung, đúng vấn đề. Chính điều đó sẽ khiến bạn
thất bại trong việc tìm những ý tưởng khác về từ khóa.
Một ví dụ để thấy rõ hơn theo bạn thì từ khóa nào là từ khóa phổ
thông nhất trong các từ này: “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, “vé khuyến mãi”, “vé
giảm giá”.
Tra 2 từ “vé rẻ” và “vé giá rẻ” bạn sẽ thấy Jetstar đứng ngay đầu. Việc vượt qua họ là rất khó. Sao không nghĩ đến việc phát triển từ “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá” và đặt mục tiêu là TOP 1 cho phòng vé của bạn.
Tra 2 từ “vé rẻ” và “vé giá rẻ” bạn sẽ thấy Jetstar đứng ngay đầu. Việc vượt qua họ là rất khó. Sao không nghĩ đến việc phát triển từ “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá” và đặt mục tiêu là TOP 1 cho phòng vé của bạn.
Ở đây bạn phải hiểu đối tượng tìm vé giá rẻ là ai và quá trình tìm
kiếm của họ: phần lớn khách hàng sẽ là những người đi du lịch, công tác
muốn tiết kiệm chi phí đi lại. Ban đầu họ tìm “vé rẻ”, “vé giá rẻ”,
họ tìm và tìm, rồi chắc chắc là toàn thông tin về vé của Jetstar (nó đã
rẻ hết cỡ các đại lý không thể giảm hơn, và cũng không muốn giảm –
Jetstar là hay lỡ chuyến để dồn khách mà). Đương nhiên là không tìm thấy
thông tin ở đâu khi mức giá các phòng vé là như nhau. Rồi họ sẽ nghĩ
đến khuyến mãi, hay giảm giá. Nếu website của bạn đứng
đầu với các từ khóa này và có đợt vé giảm giá, hay đang có đợt khuyến
mãi, giảm chỉ rẻ hơn một chút so với các phòng vé khác, họ sẽ gọi bạn
100% .
Ví dụ khác. Bạn đang thắc mắc để làm sao website của bạn có được vị
trí cao hơn trên máy tìm kiếm, rất có thể bạn sẽ tìm những từ giống như “SEO”, “quảng bá website”, “nâng cao thứ hạng website” rồi “tăng traffic website”, ‘”thu hút khách hàng vào website”,
… và có hàng loạt các website viết về SEO hiện ra, và bạn phải đọc, đọc
và tìm hiểu. Chắc chỉ một số ít trong các bạn tìm từ khóa “phần mềm
SEO”, “phần mềm làm SEO” – thứ có thể sẽ có ích cho bạn hơn là đọc các
bài viết, chỉ dẫn.
Một ví dụ khác với một khách
hàng làm về dịch vụ vận tải, chuyển nhà, chuyển văn phòng. Họ có nhu cầu
phát triển các từ khóa: “Taxi tải”, “chuyển nhà trọn gói”, “chuyển văn phòng trọn gói”.
Phát triển những từ khóa dài và dễ hơn, sau đó
những khách hàng đã tìm đến những từ khóa này một cách ổn định thì
sẽ phát triển các từ khóa ngắn và phổ thông hơn.
Lấy từ “taxi tải” làm ví dụ. Nếu chọn và phát triển ngay từ
taxi tải để vào TOP 5 sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức. Nên
phát triển các từ khóa xoay quanh từ “taxi tải” như: “cho thuê taxi tải” + “Thuê taxi tải” +”thuê taxi tải chuyển nhà” + “thuê taxi tải chuyển hàng”
và mục tiêu là lên TOP 3 – 1.
Một website mới và chọn lựa đúng từ để phát triển, bạn hoàn toàn có
thể lên vị trí cao trong Google khá nhanh. Hãy luôn ghi nhớ là mục tiêu
trong TOP 1-3 sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
Vẫn ví dụ trên. Nếu bạn chuẩn bị chuyển nhà, bạn cần tìm kiếm hãng
taxi tải. Bạn sẽ đánh gì trên Google? Thuê taxi tải ở đâu? Các hãng taxi
tải tại hà nội, hãng taxi tải tốt nhất, hãng taxi tải nào tốt? Các hãng
taxi tải ở hà nội, hồ chí minh? Danh sách các hãng taxi tải? Dịch vụ
taxi tải nào tốt? Đó là một số cụm từ sẽ phải lướt qua trong bạn.
Bước 3: Sử dụng các công cụ để tìm từ khóa
Cách tìm: Các bạn tra trên Google về các công cụ này, tạo tài khoản
trên website đó và gõ các từ khóa bạn muốn tìm. Các công cụ này sẽ đưa
ra danh sách các từ khóa. Bạn có thể ghi lại hoặc save lại ra file
Excel.
Công cụ trả tiền: Wordtracker, Keyword Discovery,
Keyword Analytics,… bạn sử dụng từ khóa tiếng việt thì nhưng công cụ này
không đạt được hiệu quả cao, và nó cũng khá đắt.
Công cụ miễn phí: Google External Keyword tool – Đây
là công cụ miễn phí và khá mạnh. Tuy nhiên google chỉ cho ta biết số
lượng tìm kiếm dự đoán chứ không phải số liệu thực tế. Sử dụng Google
External Keywordtool rất hay ở chỗ bạn sẽ tìm được các từ khóa liên quan
và các từ khóa của website đối thủ. Google liệt kê ra hết cho bạn, bạn
chỉ cần download về 1 file excel để chỉnh sửa lại.
Phần mềm SEO: Có một số phần mềm cho phép bạn tìm từ
khóa và check từ khóa của các đối thủ cạnh tranh như SEO Elite 4, SEO
Studio. Bạn có thể tìm ở trên mạng các bản trial để dùng thử, có crack
của các bản cũ hơn, nếu bạn muốn xài nó thường xuyên. Các phần mềm đều
có video hỗ trợ nên tôi không đề cập đến nhiều ở đây.
Hỏi bạn bè: Đây là một cách khá hiệu quả. Việc bạn
biết rõ về sản phẩm hay dịch vụ của mình làm bạn chỉ tập trung vào một
số từ khóa mà quên đi việc những người biết ít hơn sẽ tìm như thế nào.
Hãy hỏi bạn bè và những người biết ít hơn bạn về sản phẩm, dịch vụ của
bạn, xem họ tìm bằng những từ khóa nào.
Tham khảo các website trong TOP: Hãy xem từ khóa của
TOP 3 website đầu tiên để chọn từ khóa thích hợp với bạn. 60-80% khách
hàng sẽ vào 3 site đầu tiên. Theo sau họ có thể là một lựa chọn không
tồi.
Suggestion Search của Google Toolbar: Bạn có thể chú
ý khi chúng ta mtì một từ khóa trên Google, các từ khóa có nhiều người
tìm và được tìm kiếm gần đây nhất sẽ được đề nghị tìm. Nếu chú ý bạn có
thể thấy khá nhiều cụm từ khóa dài được google đưa vào hỗ trợ người tìm
kiếm.
Sử dụng Google Analytics để chọn lựa từ khóa: Google
cung cấp GA cho phép chúng ta có thể check được nguồn khách hàng truy
cập vào website đồng thời cho phép chúng ta biết được khách hàng tìm
đến website chúng ta qua các từ khóa nào. Ở đây bạn hãy xem google
analytics để biết được các từ khóa mà khách hàng để tìm ra site của bạn.
(phương án này sử dụng khi site của bạn đã chạy được 1 thời gian, nếu
site mới dĩ nhiên chưa có ai truy cập vào qua Google).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét