Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Hướng dẫn đăng ký và tối ưu Google Places ( Đưa công ty bạn lên Google Map)

Trong khi nhu cầu tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ, địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp, tổ chức… đang trở nên rất phổ biến trên Google Maps thì rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa biết đến và chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc đưa thương hiệu của mình lên Google Places (tên tiếng Việt là Google địa điểm).

google places Hướng dẫn đăng ký và tối ưu Google Places
Kết quả hiển thị Google Places với từ khóa 'Giay dan tuong"

Google Places là một kênh kết nối với Google Maps giúp người dùng có thể đăng thông tin chi tiết về công ty, tổ chức của mình lên hoàn toàn miễn phí. Đây là một trong những sự lựa chọn hàng đầu khi một doanh nghiệp muốn đưa thương hiệu lên Internet.
Theo thông tin từ Google Places thì mỗi ngày có hàng triệu lượt tìm kiếm thông tin trên Google Maps, do vậy cơ hội để khách hàng biết đến thương hiệu của bạn là rất cao. Một điều đặc biệt là bạn không cần phải có website giới thiệu công ty mà vẫn được nhiều người tìm thấy trên Internet.
Thêm một lý do nữa dành cho các online marketer là Google Places giúp tăng khả năng SEO rất tốt bởi vì khi tìm kiếm trên Google thì đôi khi bảng Google Places sẽ được hiển thị ở một vị trí rất bắt mắt trên trang nhất tùy theo ngữ cảnh!:)
Bạn chỉ cần có tài khoản Gmail là có thể sử dụng miễn phí dịch vụ này, hãy làm theo các bước sau đây để hoàn tất việc đăng ký Google Places.

Hướng dẫn đăng ký

Bước 1: Truy cập Google địa điểm tại đây.
Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản Gmail.
Bước 3: Tìm thông tin doanh nghiệp, bạn chỉ cần chọn quốc gia và số điện thoại. Bước này dùng để kiểm tra xem doanh nghiệp của bạn đã có trên Google Places hay chưa.
Bước 4: Nếu chưa có bạn sẽ bắt đầu tiến hành đăng ký thông tin doanh nghiệp của bạn bằng cách điền đầy đủ thông tin vào form.
Mẹo: Nếu công ty của bạn có nhiều chi nhánh thì bạn có thể dùng phương pháp tải lên bằng file (theo mẫu của Google) cho nhanh: Bạn vào ĐÂY.
Bước 5: Xác minh thông tin


Google sẽ gửi bưu thiếp tới địa chỉ của công ty bạn để xác thực thông tin đăng ký là hoàn toàn chính xác. Bưu thiếp bao gồm thông tin đăng ký và mã pin để xác nhận. Thời gian gửi bưu thiếp khoảng 2, 3 tuần.

Tối ưu doanh nghiệp của bạn trên Google Places

Những website đã được liệt kê trong Google Places ( trước đây được biết đên như Google Local/Google Maps) đã được xuất hiện đầu tiên trong các kết quả tìm kiếm địa điểm của Google.
Nếu bạn chào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ trong ở một địa điểm nào đó thì website của bạn phải được liệt kê trong Google Places

Làm thế nào để tối ưu hóa website của bạn trong Google places

Website của bạn được liệt kê trong Google Places sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố. Ví dụ như, những hiệu bánh ở Los Angeles sẽ được liệt kê trong danh sách khác với các hãng đại diện của Honda ở Knoxville. Ngành nghề kinh doanh, vị trí kinh doanh, các từ khóa bạn chọn và những yếu tố khác sẽ ảnh hưởng tới danh sách của bạn trên Google Places.

Yếu tố xếp hạng đầu tiên: địa điểm

Nếu bạn muốn có được thứ hạng cao cho từ khóa có liên quan tới một thành phố cụ thể thì cửa hàng của bạn nên được đặt ở thành phố đó. Nếu bạn muốn những người tìm kiếm ở London tìm thấy từ khóa của mình thì cửa hàng của bạn phải có một địa chỉ ở London.

Yếu tố xếp hạng thứ hai: các hạng mục bạn kinh doanh

Bạn phải chắc chắn rằng công việc kinh doanh của bạn được đưa vào đúng hạng mục trong Googe Places. Nếu bạn bán ô tô thì website của bạn sẽ không thể được đưa vào trong danh sách website bất động sản. Bạn có thể chọn đúng hạng mục khi bạn đăng ký website của bạn vào Google Places (xem bên dưới).

Yếu tố xếp hạng thứ 3: Tên công ty của bạn có từ khóa

Nếu tên công ty của bạn có chứa từ khóa bạn mong muốn bạn sẽ có cơ hội được có mặt trong danh sách kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google Places. Nếu bạn có một nhà hàng ăn và tên nhà hàng là “Peter’s Restaurant” thì ranking cho từ “nhà hàng ăn” của bạn sẽ cao.

Yếu tố xếp hạng thứ 4: trích dẫn các ngành bạn kinh doanh

Các trích (dẫn cũng có thế được hiểu như các website tham khảo) chính là việc đề cập tới tên lĩnh vực kinh doanh của bạn và địa chỉ trên những trang web khác ngay cả khi những trang web đó không liên kết tới website của bạn.
Ví dụ như, các trang tra địa chỉ vàng hoặc các phòng thương mại địa phương có thể liệt kê ngành bạn kinh doanh mà không liên kết tới website của bạn. Càng nhiều trích dẫn về ngành nghề bạn kinh doanh thì khả năng được liệt kê trong công cụ tìm kiếm địa phương càng cao. Trích dẫn có tác dụng trên công cụ tìm kiếm địa phương tương tự như các backlinks trên bảng liệt kê thường xuyên của các website
Hãy cố gắng để địa chỉ của website của bạn xuất hiện trên càng nhiều website càng tốt để chứng tỏ với Google rằng lĩnh vực bạn kinh doanh là thực

Yếu tố xếp hạng thứ 5: bạn phải có các đánh giá tích cực.

Về cơ bản, Google Places là công cụ tìm kiếm khuyến nghị. Nó khuyến cáo các nhà hàng, khách sạn địa phương,… trong bảng kết quả tìm kiếm. Nếu như các lĩnh vực kinh doanh được khuyến nghị đưa ra các mặt hàng kém chất lượng hoặc dịch vụ kém chất lượng thì người truy cập sẽ không tiếp tục sử dụng Google Places nữa
Các đánh giá tích cực và xếp hạng giúp Google có được nhiều sự tin tưởng hơn ở công ty của bạn. Càng nhiều các đánh giá tích cực mà công ty bạn có được thì càng tốt. Hãy khuyến khích khách hàng của bạn viết những lời đánh giá tích cực nếu họ hài lòng với sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Yếu tố xếp hạng thứ 6: gần với các vị trí được tìm kiếm

Nếu công ty của bạn được liệt kê gần với các địa điểm được tìm kiếm thì khả năng nó được xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm càng cao. Nếu bạn có một khách sạn ở gần Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại thì khách sạn của bạn sẽ được liệt kê trong bảng tìm kiếm của Google Places cho Querie “các khách sạn gần Bảo tàng”.

Tham khảo thêm tại: http://www.google.com/support/places

Những công cụ kiểm tra tốc độ Loading của website - đánh giá tốc độ truy cập của web

Google và các search engine ngày càng quan tâm đến tốc độ load của các website. Những website đáp ứng tốt nhất cả về mặt nội dung & tốc độ sẽ được ưu tiên có thứ hạng cao hơn.
Cũng có ý kiến cho rằng các search engine date base đang dần quá tải, và tài nguyên dành cho việc crawling một website sẽ giảm đi nhằm đảm bảo cho các sever hoạt động trơn chu. Và với việc giảm tài nguyên dành cho mỗi website, đòi hỏi các website cần có thời gian load nhanh hơn để tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên đó.
Thiết kế Ánh Dương sẽ giới thiệu với các bạn một số công cụ phổ biến dùng để kiểm tra tốc độ load của website, nếu bạn nào thấy website mình bị chậm hay có vấn đề thì nên sớm tìm giải pháp nâng cấp server, đường truyền , hoặc xem lại code của mình đi nhé.

1. Google Page Speed

Công dụng: Page Speed là một công cụ của Google để đo tốc độ load website và các giải pháp tối ưu, rút gọn thời gian tải web. Công cụ này kết hợp sử dụng rất tốt với Firebug, một SEO Tool cực kì tốt hữu dụng hoạt động trên trình duyệt Firefox.
Sử dụng tại đây: http://pagespeed.googlelabs.com/

2. Pingdom Tool – Full page check


Công dụng: Pingdom Tool là một công cụ giúp load toàn bộ cấu trúc html của một website, bao gồm toàn bộ các objects như: hình ảnh, Java Script, Flast, Rss, Frames/iframes.
Pingdom giúp thông kê toàn bộ số liệu về thời gian load, tốc độ load cho phép, số lượng objects của website, dung lượng objects …
Sử dụng tại đây: http://tools.pingdom.com/

3. Google Webmaster Tool


Công dụng: Google Webmaster Tool là một công cụ không thể thiếu dành cho Nhà quản trị website. Công cụ này cho phép các webmaster kiểm tra một cách tổng quan nhất về tốc độ đáp ứng của server qua một biểu đồ thời gian. Biểu đồ thống kê này cung cấp cho webmaster một cái nhìn tổng quan nhất về khả năng hoạt đồng của server hay hosting mà họ sử dụng. Từ đó các webmaster có thể cân nhắc đến vấn đề điều chỉnh sao cho hợp lý trong những thời gian cao điểm.
Chắc chắn trong tương lai không xa Google sẽ nâng cấp công cụ này, để đem đến những số liệu thống kê cụ thể hơn nữa.
Sử dụng tại đây: http://www.google.com/webmasters/